Table of Contents
Thuê lao động và tuân thủ các điều khoản lao động tại Việt Nam là một vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài vô cùng cẩn trọng. Làm sao để tuân thủ đúng và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam? Những điểm nào cần phải chú ý khi thuê lao động tại Việt Nam?
Đối với hợp đồng lao động
Theo luật Việt Nam, người lao động có thời gian thử việc dao động từ 1-2 tháng. Nếu người lao động đạt yêu cầu, công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động cần phải nêu rõ các điều khoản chính của mối quan hệ lao động, bao gồm: vị trí làm việc, phạm vi công việc, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thời hạn hợp đồng lao động, mức lương, chi tiết về bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác.
Công ty có quyền ký 02 hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động, thời hạn hợp đồng không quá 36 tháng. Trong trường hợp tiếp tục hợp đồng sau thời gian trên, người lao động sẽ được ký hợp đồng vô thời hạn.
Những giấy tờ và thủ tục cần phải đăng ký
Công ty phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng/Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
Trường hợp công ty sử dụng nhiều hơn 10 nhân viên, thông thường phải thành lập Công đoàn để bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Công ty cũng phải đăng ký nội quy lao động, quy chế kỷ luật và thang lương với Cơ quan Hành chính cấp quận để tuân thủ các quy định về lao động của Việt Nam. Trường hợp công ty có dưới 10 người lao động thì không phải đăng ký nội quy lao động mà thay vào đó có thể lựa chọn ban hành nội quy lao động bằng văn bản.
Công ty phải quy định làm rõ các lợi ích mà nhân viên được hưởng, chẳng hạn như phí xăng, phí gửi xe, phụ cấp điện thoại, ăn uống,… và đăng ký Bảo hiểm Xã hội cho cả người lao động và người sử dụng lao động, theo các yêu cầu và ngưỡng hiện hành do chính phủ quy định.
Các yêu cầu khi ký kết hợp đồng thử việc
Người lao động cần cung cấp các loại giấy tờ cho công ty khi ký kết hợp đồng thử việc.
Theo quy định của luật, công việc chỉ được thử việc một lần, thời gian thử việc không quá 60 ngày, tiền lương thử việc phải bằng ít nhất 85% mức tiền lương chính thức của người lao động đối với vị trí việc làm đó.
Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng được chấm dứt nếu có một trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động hết hạn và một trong hai bên quyết định sẽ không gia hạn hợp đồng
- Các công việc cụ thể nêu trong hợp đồng lao động đã được hoàn thành
- Hai bên chủ động thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng
- Người lao động bị kết án tù giam, bị Tòa án cấm làm việc, tử vong hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bằng cách thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động tuy nhiên phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Thông báo trước không dưới 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn
- Thông báo trước không dưới 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn
- Thông báo trước không dưới 3 ngày đối với hợp đồng thời vụ
Những thông tin của bài viết được dựa trên các quy định hiện hành trong luật Lao động Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Luật Lao Động 2019, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, có một số điểm cần lưu ý cho doanh nghiệp như sau. Đối với doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng không quá hai năm với người lao động. Cùng với đó, trước tình hình dịch Covid, chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ người sử dụng lao động. Doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc (Theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động.
Hãy liên hệ Viettonkin để tìm hiểu thêm về các lưu ý khi thuê lao động tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn và doanh nghiệp của bạn bất cứ lúc nào.