Nhượng quyền thương mại là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng để xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền theo mô hình nhượng quyền cấp 1 hay còn biết đến là độc quyền. Ở hình thức này, thương hiệu quốc tế được một doanh nghiệp nội địa phát triển thành chuỗi và tự đầu tư kinh doanh.
Hiện nay có gần 300 thương hiệu ngoại nhượng quyền tại thị trường Việt Nam. Thành tích khống chế thành công dịch Covid-19, hoạt động kinh tế diễn ra bình thường và tăng trưởng GDP dương khiến hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam càng trở nên hấp dẫn.
Tuy nhiên việc nhượng quyền thương hiệu nếu không lưu ý làm sẽ dễ dẫn đến nhiều tình huống ảnh hưởng việc kinh doanh sau này.
Thứ nhất, làm rõ các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Những yếu tố như điều kiện hợp tác, quyền lợi của các bên cần được trao đổi thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng hai bên.
Thứ hai, doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài cần nghiên cứu thị trường kỹ trước khi tiến hành nhượng quyền. Thị trường mỗi quốc gia mỗi khác nhau, thành công ở khu vực này chưa chắc thành công ở khu vực khác. Ngay trong chính thị trường Việt Nam, khu vực Bắc, Trung, Nam cũng có những khác biệt rất lớn đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi nhượng quyền.
Thứ ba, quy định chặt chẽ về tên thương mại của doanh nghiệp. Cần có hợp đồng hoặc phụ lục hướng dẫn cam kết tuân thủ những tiêu chuẩn về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đối với các thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng quy cách phục vụ cũng cần được đưa vào để đảm bảo đúng chất lượng. Những điều này để tránh trường hợp bên nhận nhường quyền thay đổi hoặc cung cấp sản phẩm chất lượng không đạt tiêu chuẩn sx ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Một số trường hợp nếu để xảy ra vấn đề có nguy cơ dẫn đến việc mất hẳn thị trường do doanh nghiệp nhận nhượng quyền mang đến trải nghiệm xấu.
Thứ tư, cần kiểm soát các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Đây là vấn đề nhạy cảm nhưng nếu không làm cẩn thận, có khả năng doanh nghiệp sẽ bị mất sản phẩm và vô tình sẽ bị bên nhận nhượng quyền cạnh tranh. Một khi nhượng quyền thương hiệu, đồng nghĩa với chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều trường hợp bên nhận nhượng quyền sử dụng kiểu dáng, hoặc phát kiến của bên nhượng quyền sau đó tạo lập cơ sở kinh doanh cạnh tranh trực tiếp. Chính vì vậy trước khi nhượng quyền, những rủi ro về quyền sở hữu trí tuệ cần được làm rõ và kiểm soát chặt chẽ.
Thứ năm, các vấn đề về pháp luật cần được thỏa thuận, trong đó đặt biệt thống nhất hình thức giải quyết, cơ quan pháp luật tại Việt Nam hay nước nào? Điều này dựa trên thỏa thuận của hai bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài, cần tham khảo kỹ lưỡng quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến nhượng quyền thương hiệu để tránh chịu thiệt thòi hoặc gặp nhiều tình huống bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.
Nhượng quyền thương mại không chỉ giúp mở rộng thị trường, tăng doanh thu mà trên hết, giúp cho doanh nghiệp nhượng quyền tạo dựng một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính. Đối với nhiều doanh nghiệp, nhượng quyền thương hiệu là kênh huy động nguồn lực tài chính vô cùng hiệu quả và đáng tin cậy. Tuy nhiên, cần chú ý các vấn đề ở trên để quản lý và tránh những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Viettonkin có kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thành công và tiết kiệm chi phí nhất. Đội ngũ nhân viên chuyên môn am hiểu thị trường và pháp luật Việt Nam luôn cập nhập và tư vấn thông tin chính xác nhất hỗ trợ những khoản đầu tư xuyên biên giới của khách hàng.